Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

CHUYÊN CUNG CẤP KHÔ MỰC:

Cảm ơn Quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua. Kính chúc Quý khách luôn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. 
Để đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng, hiện nay chúng tôi mở rộng thị trường "Giao Hàng Toàn Quốc".  Không như trước đây chỉ giao hàng tại Tp.HCM. Nên hiện nay chúng tôi cần tìm nhà phân phối các tỉnh thành cả nước, với mong muốn phục vụ khách hàng tốt hơn.  


*****


Hình ảnh sản phẩm khô mực và giá:



































 Chúng tôi phân ra thành nhiều size để Quý khách hàng lựa chọn phù hợp hơn. 

- Giá sản phẩm:
* SS (25-45cm): Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* S   (20-25cm): Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* A1 (16-20cm): Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* A2 (11-15cm): Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* A3 (8-10cm): Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* A4 (6-8cm):   Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* A5 (5-6cm):     Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ
* A6 (4-5cm):    mực đồng tiền - Nguyên thùng 10kg - Giá liên hệ


THÔNG TIN CẦN BIẾT ĐỂ CÓ MÓN KHÔ MỰC NƯỚNG NGON

Để thưởng thức khô mực nướng ngon, đúng chất lượng, xứng đáng với "Đồng Tiền Bát Gạo" bỏ ra Quý khách hàng cần lưu ý các bước: I-Cách chọn khô mực ngon; II-Cách dùng và bảo quản; III-Cách nướng khô mực (cách chế biến).

I-Cách chọn khô mực ngon: bước này rất quan trọng nhưng ít người biết đến (mực chất lượng và không chất lượng giá chênh lệch nhau hơn cả trăm ngàn đồng. Mực là sản phẩm trị giá cao gần cả triệu. Chọn không đúng sản phẩm chất lượng dùng không được thì không chỉ mất tiền mà người nhận quà đánh giá Quý khách hàng sẽ khác).....
1) Thành phần dinh dưỡng khô mực ngon: trong 100g khô mực có: 291 calo, 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột. Trong mực có chứa một số chất khoáng vi lượng rất quý như sắt, kẽm,mangan, selen... và cả hormon nam testosterone
2) Mực khô có mầu hồng tự nhiên: được chế biến từ mực tươi nên bụng phải có màu trắng, lưng mực khô có màu hồng tự nhiên thể hiện đúng với da của mực.
3) Lớp phấn trên mực khô: Có rất nhiều bài báo, thể hiện quan điểm mực khô ngon là phải có lớp phấn phải dày, đây là một quan điểm chưa đúng.
Lớp phấn dày trên mực khô là do mực để lâu ngày (để càng lâu lớp phấn càng đày và có thể lên mốc). Lớp phấn này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và dinh dưỡng của mực.
4) Câu hỏi cũng khá phổ biến của các bạn đọc: Mực quá khô có tốt không?
Xin trả lời: như ở trên các bạn cũng đã biết, mực chất lương thì trong 100g mực có 32,6g nước. Nếu mực quá khô hàm lượng dinh dưỡng của mực giãm nhiều, màu mực thay đổi, mất vị ngọt, dai, cứng và ít thơm. Có rất nhiều lô hàng xuất khẩu không đảm bảo quy cách đổ ẩm của mực đã bị trả về. Nên quy cách sản xuất và bảo quản mực khá quan trọng để mực khô đúng và đảm bảo chất lượng.
5) Một đặc điểm nữa là mực khô ngon thì đầu mực phải gắn liền và chắc vào thân mực (mực đảm bảo tươi trước khi xẻ phơi. Mực không tươi đầu mực dễ bị lìa khổi thân mực).
6) Với mực khô ngon thì khi cầm, lớp phấn trắng dính lại trên tay rất ít, mùi thơm của mực lưu lại trên tay rất lâu. Còn mực khô không đảm bảo thì hoàn toàn ngược lại như vậy. Đây là đặc điểm về mực khô rất ít bạn đọc để ý, đặc điểm này rất quan trọng và dễ nhận biết.
7) Tham khảo hình ảnh (khô mực ngon hay không ngon) để các bạn rõ hơn

II-Cách dùng và bảo quản: Sau khi chọn khô mực đúng chất lượng, bước tiếp theo cũng khá quan trọng.
1) Để khô mực sau khi nướng thơm, ngon, ngọt và mềm: thì trước khi nướng bạn cần phải rã đông (nếu lấy mực từ ngăn đông). Để mực trước quạt khoảng 5 - 10phút để mực mềm và ráo mồ hôi trước khi nướng. Nếu không mực sẽ dai, ít thơm ngon. Nếu để ngăn mát thì để khô mực trước quạt 3 - 5phút.
2) Cách bảo quản khô mực lâu và giữ được chất lượng: khi chọn khô mực ngon, dùng bao ni long bọc kín khô mực lại và cho vào ngăn đá của tủ lạnh (ngăn đông, để một ít vào ngăn mát nếu ta hay dùng. Dùng hết ta lấy thêm từ ngăn đông xuống... mục đích để dùng được nhanh và ngon khi khách bất chợt ghé thăm). Đây là cách tốt nhất để bảo quản mực khô được lâu khoảng 4 tháng và không làm giảm chất lượng.
Trường hợp không có tủ lạnh chúng ta cũng nên dùng giấy có độ hút ẩm cao (giống như loại giấy báo, và cho vào bao ni long bọc kín mực khô lại, thỉnh thoảng khoảng vài ngày đem mực khô phơi qua nắng để tránh ẩm mốc.

III-Cách nướng khô mực (cách chế biến): Bước cuối cùng để món khô mực nướng ngon chúng ta cần lưu ý:
Hiện nay có nhiều dụng cụ nướng: nướng bếp than, nướng cồn, nướng bếp ga, nướng lò vi sóng... Nướng bếp than vẫn là ngon nhất.
Chúng ta không nên nướng quá chín (mực sẽ khô cứng, dai, giảm độ thơm và ngọt). Cũng không nên nướng khi mực chưa chín (xé mực khó và không theo sớ thịt được, mực cũng sẽ ít ngọt, ít thơm).
Chúng ta nên nướng khô mực vừa chín tới thì mực mới ngon: 1. Khô mực khi chưa nướng thân mình thẳng (nên tách rời đầu và thân ra chúng ta nướng riêng).
2. Dùng đủa gắp mực đưa lên bếp (tránh để lửa và mực tiếp xúc nhau, tiếp xúc mực sẽ bị cháy).
3. Nướng đều con mực sẽ từ từ cong lại và cong xoắn gập thành vòng cong tròn lúc đó mực vừa chín tới. Lúc đó mực vừa có mùi thơm nhiều, mềm, ngọt.
4. Nếu có kinh nghiêm, biết khi nào mực chín tới thì ta dùng vĩ kẹp nướng. Mực sẽ chín đều hơn (giống như nướng bánh tráng).

Chúc Quý khách có món khô mực mướng ngon. Rất cảm ơn đã quan tâm theo dõi chia sẻ bài đăng của chúng tôi và mong được ủng hộ. 

KHÔ MỰC BÌNH ĐẠI
- Chuyên cung cấp khô mực: Sản xuất theo yêu cầu đơn hàng, Quy cách xuất khẩu, Quà tặng - Quà biếu, Nhà hàng, Karaoke, Quán nhậu,… 
- Hút chân không, bảo quản tủ đông, chất dinh dưỡng được đảm bảo, mực mềm và ngọt
- Xuất xứ: Bình Đại - Bến Tre
- LH (Mr.Công): 0903.918.244 – Zalo, Tango, Viber, Line, Instagram…
- Email: khomucbinhdai@gmail.com
- Http://www.facebook.com/khomucbinhdai


TÔM KHÔ ĐẶC SẢN - TÔM ĐẤT SÔNG TỰ NHIÊN:

Cách phân biệt tôm khô ngon tự nhiên: 

Tôm đất tươi đánh bắt tự nhiên (không như tôm nuôi). Được chế biến thủ công gia truyền. Phơi khô và  bảo quản cấp đông. Chất dinh dưỡng được đảm bảo và an toàn vệ sinh thực phẩm. 
Tôm đất tự nhiên sau khi chế biến có màu đỏ trắng (màu không đẹp và không mát mắt). Không như tôm nuôi hoặc tẩm màu sẽ có màu đỏ tươi rât́ đẹp mắt và hấp dẫn. 

Cách chọn tôm khô ngon: vui lòng tham khảo thêm những trang báo uy tín (Báo Dân Trí và Báo Khoa Học):













Hình ảnh sản phẩm cá khô và giá:

Cá Đù 1 nắng tẩm: 150.000d/kg
Cá Đù 1 nắng: 130.000d/kg
Cá Đuối 1 nắng: 180.000d/kg
Cá Đuối khô: 160.000d/kg
Cá Ngát 1 nắng tẩm: 120.000d/kg
 
Cá đuối 1 nắng tẩm: 290.000đ/kg

...........
...........
...........
Còn nhiều loại cá khô khác vui lòng liên hệ để biết giá



Quý đối tác có nhu cầu và thiện chí hợp tác vui lòng liên hệ: 
- Cảng cá Bình Đại, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. 
- LH (Công Mr): 0903.918.244 - Zalo, Tango, Line, Viber, Instagram
- Email: khomucbinhdai@gmail.com.
- http://www.facebook.com/khomucbinhdai
- Thông tin tài khoản: 
  + Tên TK: Hồ Văn Công.
  + Số tk: 7104205134658.
  + Ngân hàng: Agribank chi nhánh thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. 

Giao hàng tận nơi trên toàn quốc

*********

ĐẶC TRƯNG LÀNG NGHỀ CÁ TẠI BẾN TRE


Xã An Thủy (huyện Ba Tri) và xã Bình Thắng (huyện Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một trong những nguyên nhân chính là do hầu hết các sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng cho sản phẩm. 
Nhằm góp phần nâng cao giá thành và quảng bá cho sản phẩm thủy sản tại 2 làng nghề đến người tiêu dùng ngày một nhiều hơn, mở rộng thị trường xuất bán sản phẩm, việc hỗ trợ thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho một số sản phẩm đặc trưng của hai làng nghề An Thủy và Bình Thắng là rất cần thiết.

Thực trạng sản xuất và sản lượng cá khô, tôm khô làng nghề
Tại xã An Thủy, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong đó gắn với chế biến chủ yếu là sản phẩm cá khô, tôm khô được duy trì và phát triển trong những năm qua. 80% khối lượng cá tươi tại địa phương đánh bắt và 20% khối lượng cá tươi được mua tại các huyện lân cận như Thạnh Phú, Bình Đại. Sản lượng cá tươi chỉ tính riêng dùng để sản xuất các loại cá làm khô là trên 3.500 tấn/năm, còn lại các loại thủy sản tươi khác được bán qua các cơ sở thu mua thủy sản. Đối với tôm tươi dùng để làm tôm khô có khối lượng trên 2.500 tấn/năm. 

Chế biến cá khô tại các làng nghề. (Ảnh: HH)
Năm 2007, UBND tỉnh đã công nhận Làng nghề truyền thống chế biến cá khô Tiệm Tôm. Tại xã An Thủy có 65 hộ dân làm nghề chế biến thủy sản khô, trong đó có khoảng 59 hộ sản xuất cá khô (2 hộ lớn là Tư Rành, Bảy Bạc, còn lại 57 hộ nhỏ lẻ); 6 hộ sản xuất tôm khô. Tổng sản lượng hàng năm khoảng trên 1.200 tấn sản phẩm cá khô, tôm khô các loại. Sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng, chất lượng cũng được nâng cao hơn trước. 
Tuy có bề dày lịch sử nhưng việc tổ chức sản xuất trong làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, mang tính thủ công trong phạm vi gia đình, chưa có định hướng phát triển lâu dài, chưa tạo được thị trường tiêu thụ rộng lớn cũng như sản lượng chưa đáp ứng cho những hợp đồng có số lượng lớn, thương hiệu chưa đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường. Dù ra đời từ rất lâu nhưng nghề chế biến thủy sản khô Tiệm Tôm (An Thủy, Ba Tri) vẫn chưa tạo ra một “bước nhảy vọt” để đưa sản phẩm tôm, cá khô Ba Tri vươn mạnh ra thị trường trong và ngoài nước. 
Xã Bình Thắng với lợi thế có Cảng cá Bình Đại rất gần với khu vực sản xuất cá khô nên lượng thủy sản đánh bắt tươi của các tàu ra vào cảng quanh năm, là nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề sản xuất chế biến thủy sản khô. Sản lượng nguyên liệu cá tươi để chế biến thủy sản khô trên 9.000 tấn/năm. Hiện tại, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Làng nghề truyền thống chế biến cá khô xã Bình Thắng với 31 hộ tham gia trực tiếp sản xuất và mua bán. Sản lượng thủy sản khô ước tính trên 2.200 tấn/năm. 

Qua khảo sát các cơ sở sản xuất cá khô cho thấy an toàn vệ sinh thực phẩm và nước thải trong sản xuất chưa được bảo đảm. Sản phẩm cá khô ở Bình Thắng được cho vào túi từ 10 đến 50kg để đưa ra thị trường. Hầu hết sản phẩm không nhãn hiệu hàng hóa, không rõ nơi sản xuất, không rõ thành phần. 

Theo đánh giá chung, về thuận lợi, làng nghề chế biến cá khô, tôm khô kỹ thuật sản xuất đơn giản, dễ làm. Hương vị nguyên chất, đậm đà, không có thành phần phụ gia thực phẩm, nguồn nhân lực sản xuất dồi dào. 
Tuy nhiên, khó khăn là việc bố trí mặt bằng của các cơ sở sản xuất chưa đảm bảo theo nguyên tắc chống nhiễm chéo. Hiện tại, bố trí mặt bằng sản xuất cá khô, tôm khô nằm trong khuôn viên sinh hoạt của gia đình, chưa có chương trình quản lý chất lượng và hồ sơ ghi chép đầy đủ tại cơ sở về an toàn vệ sinh thực phẩm. Diện tích sản xuất từng cơ sở nhỏ lẻ, việc đầu tư trang thiết bị còn rất khó nên việc tăng năng suất là điều không thể thực hiện tức thời. 
Do đó, để tiến đến thương hiệu, Hội Nghề cá tỉnh đang có kế hoạch hướng dẫn các cơ sở sản xuất cá khô, tôm khô từng bước thay đổi quy trình sản xuất theo công nghệ mới nhằm mục đích nâng cao chất lượng, sản phẩm làm ra phải có bao bì, nhãn mác, ghi rõ nguồn gốc sản xuất.

Vì sao phải xây dựng thương hiệu cho cá khô, tôm khô?
Hiện tại, chủ yếu là các tiểu thương mua tại cơ sở sản xuất, hoặc tự chở mang ra chợ bán nên sức tiêu thụ của thủy sản khô hai xã An Thủy và Bình Thắng vẫn chưa khai thác mở rộng thị trường. 
Sản lượng sản xuất hằng năm vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Vĩnh Long, Trà Vinh và các tỉnh lân cận. Điều này, càng chứng minh chu kỳ sống của sản phẩm vẫn đang ở giai đoạn phát triển, thị trường chưa bão hoà nên việc đầu tư xây dựng thương hiệu để phát triển sâu thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản khô sau này là một hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường. 
Đối với An Thủy, cá khô sản lượng tiêu thụ 966 tấn/năm, doanh số 96,6 tỷ đồng; tôm khô 234 tấn/năm, doanh thu 105 tỷ đồng. Tổng cộng 2 nhóm hàng này cho doanh thu 201 tỷ đồng mỗi năm. Đối với xã Bình Thắng, sản phẩm cá khô 2.200 tấn/năm, doanh số 220 tỷ đồng/năm. 
Hiện nay ở An Thủy có 2 cơ sở có nhãn hiệu cá nhân đã được bảo hộ là sơ sở sản xuất cá khô Tư Rành và Bảy Bạc. Các cơ sở sản xuất sản phẩm cá khô, tôm khô còn lại khác ở An Thủy và Bình Thắng đều chưa có nhãn hiệu cá nhân, chưa có nhãn hiệu tập thể chung được xây dựng và bảo hộ trong toàn quốc để tạo nên lợi thế cạnh tranh sản phẩm thông qua địa danh vùng sản xuất. Đây là sự tồn tại trong nhiều năm qua, khi xây dựng và quảng bá thương hiệu, trước tiên phải đánh giá phân tích điểm mạnh yếu, cơ hội thách thức để định vị sản phẩm, định vị thương hiệu. 
Qua đánh giá điểm cảm quan các sản phẩm cá khô, tôm khô tại 8 cơ sở sản xuất, cho thấy cần phải nhanh chóng cải thiện nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng sức mua của người tiêu dùng đó là bao bì, nhãn mác gắn với thương hiệu vùng.

Tình hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất 
Nghề sản xuất, chế biến cá khô, tôm khô đã có từ rất lâu nhưng việc tổ chức sản xuất trong làng nghề còn rời rạc, phần ai nấy làm, nhỏ lẻ, thủ công trong phạm vi gia đình; chưa có sự liên kết thành nhóm sản xuất, chưa định hướng phát triển lâu dài. 
Tình hình thị trường tiêu thụ còn nhỏ cũng như sản lượng chưa đáp ứng cho những hợp đồng có số lượng lớn; thương hiệu chưa đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường, chưa tạo ra một “bước nhảy vọt” để đưa sản phẩm tôm, cá khô vươn mạnh ra thị trường trong và ngoài nước; nhiều năm qua, chưa có việc kết nối liên thông qua hợp đồng hợp tác từ khâu tàu cá đánh bắt đến cơ sở chế biến thủy sản khô và đại lý tiêu thụ sản phẩm. 
Hiện tại, các cơ sở chỉ mua bán theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, tiềm ẩn những rủi ro vì chưa có sự cam kết trước. Nhưng đây sẽ là lợi thế cạnh tranh mà các cơ sở chưa nhận diện được, vì ai làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ làm chủ chế biến sản xuất và kiểm soát được thị trường tiêu thụ. Vì khi chủ động thì cơ sở sẽ có lượng sản phẩm dồi dào, làm chủ được giá cả do tiết giảm các chi phí gia tăng ở các công đoạn sản xuất. 
Bà Trần Thị Thu Nga - Chủ tịch Hội Thủy sản Bến Tre, cho biết ngày 26/8/2013, Cục Sở hữu trí tuệ đã có 3 quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Cá khô Bình Thắng với 12 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể này; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm Cá khô An Thủy với 26 thành viên; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm Tôm khô An Thủy với 26 thành viên được sử dụng nhãn hiệu tập thể này. 
Bà Nga cho biết thêm, năm 2012 với sự hỗ trợ của Chương trình FSPS II, Hội Thủy sản Bến Tre đã tổ chức thành lập hai Chi hội làng nghề Chế biến Thủy sản khô Bình Thắng (Bình Đại) và An Thủy (Ba Tri) và nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu tập thể làng nghề. 

Để tiếp tục việc phát triển và duy trì thương hiệu cá khô, tôm khô thì vai trò của người dân làng nghề là cực kỳ quan trọng, trong việc tổ chức lại sản xuất. Bên cạnh đó, Hội cũng đang lập Dự án Hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể và quản lý, quảng bá thương hiệu làng nghề sản xuất tôm khô, cá khô Bình Thắng, An Thủy.

Theo nguồn tin: http://www.bentre.gov.vn